Chi Phí Đầu Tư Trạm Sạc Xe Điện: Cập Nhật Mới Nhất 2025

Năm nay là thời điểm nhiều nhà đầu tư bắt đầu nghiêm túc nhìn nhận đầu tư trạm sạc xe điện là hướng đi vừa tiết kiệm, vừa sinh lời ổn định. Bởi vì từ năm 2025 trở đi, giao thông xanh được đẩy mạnh, người người nhà nhà đều chuyển sang dùng xe ô tô điện. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật hết các chi phí đầu tư trạm sạc mới nhất và các lựa chọn đầu tư trạm sạc cùng Fascha.
Xu hướng đầu tư trạm sạc xe điện hiện nay
Theo Báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, tổng lượng ô tô tiêu thụ của các đơn vị thành viên trong năm 2024 đạt trên 340.000 chiếc. Đáng chú ý, VinFast đã vươn lên vị trí dẫn đầu với khoảng 87.000 xe được giao đến tay khách hàng, tăng trưởng ấn tượng gần 150% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù đã có hơn 150.000 cổng sạc được triển khai trên toàn quốc tính đến cuối năm 2023, con số này vẫn chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu khi lượng ô tô điện tại Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Mà đại đa số các trạm sạc kể trên đều là “tư hữu” của hãng V, xe ngoài rất khó hoặc không được phép sử dụng.
Ngoài VinFast, thị trường còn chứng kiến sự đổ bộ của nhiều thương hiệu quốc tế như BYD, Wuling (Trung Quốc), Nissan, Mitsubishi (Nhật Bản),… Điều đáng chú ý là hầu hết trạm sạc hiện tại đều thuộc quyền vận hành của VinFast khiến việc tiếp cận hạ tầng sạc trở nên hạn chế đối với các dòng xe khác.
Trước thực trạng này, các cá nhân và doanh nghiệp chủ động đầu tư trạm sạc tại nhà hoặc ở các địa điểm kinh doanh sẽ trở thành hướng đi chiến lược. Không chỉ giúp người dùng kiểm soát thời gian và chi phí sạc, mô hình này còn mở ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho nhà đầu tư.
Cá nhân và doanh nghiệp chủ động đầu tư trạm sạc tại nhà hoặc ở các địa điểm kinh doanh sẽ trở thành hướng đi chiến lược
Cá nhân và doanh nghiệp chủ động đầu tư trạm sạc tại nhà hoặc ở các địa điểm kinh doanh sẽ trở thành hướng đi chiến lược
Chi phí đầu tư trạm sạc xe điện là bao nhiêu?
Chi phí đầu tư trạm sạc xe điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thiết bị, công suất sạc, vị trí lắp đặt và nhu cầu sử dụng. Dưới đây là mức giá tham khảo một số trạm sạc phổ biến trên thị trường hiện nay:
Loại sạc Công suất Giá tham khảo Tốc độ sạc
Sạc thường AC 7kW-22kW 7 – 16 triệu đồng 3 – 7 tiếng tùy từng dòng xe
Sạc nhanh DC 20–180 kW 45 – 350 triệu đồng 30 phút – 1 giờ tùy từng dòng xe
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị chi phí lắp đặt và vận hành như:
Đi dây & thi công lắp đặt: Từ 3 – 10 triệu tùy vị trí, loại nhà, khoảng cách đến nguồn điện.
Công tơ phụ (nếu tách riêng điện): Khoảng 1 – 2 triệu đồng.
Chi phí bảo trì định kỳ (nếu có): 500.000 – 1 triệu đồng/năm.
Giấy phép và quy định an toàn (đối với kinh doanh) phụ thuộc theo từng địa phương.
Tổng chi phí đầu tư một trạm sạc cơ bản tại nhà dao động từ 15 – 30 triệu đồng cho nhu cầu cá nhân. Nếu phục vụ cho mục đích kinh doanh thì con số có thể lên tới 70 – 200 triệu đồng, tùy vào mô hình.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu sẽ nhanh chóng được bù lại nhờ tiết kiệm điện so với giá trạm công cộng (chênh lệch 2.000 – 6.000 đồng/kWh), chưa kể lợi ích khi chủ động thời gian sạc, tăng tuổi thọ pin và tối ưu trải nghiệm người dùng.